Bảo Dưỡng Xe Đạp Như Thế Nào Là Tốt Nhất?

Bảo Dưỡng Xe Đạp Như Thế Nào Là Tốt Nhất?

Bảo dưỡng xe đạp là việc bạn cần làm trong suốt quá trình sử dụng xe. Nhưng cách bảo dưỡng xe đạp làm sao là tốt nhất? Nên bảo dưỡng tại nhà hay sử dụng dịch vụ bảo dưỡng xe đạp tại các cửa hàng xe? Cùng Minh Hải tìm ra giải pháp hiệu quả nhất cho mình qua bài viết sau đây nhé:

1. Cách bảo dưỡng xe đạp

1.1 Bảo dưỡng xe đạp bằng cách giữ cho xe luôn sạch 

Xe đạp được làm sạch sẽ thường xuyên giúp xe luôn đi nhanh và dễ dàng hơn. Hơn thế nữa, khi bảo dưỡng lần tiếp theo sẽ dễ bảo dưỡng hơn nhiều. Thời gian bạn bảo dưỡng xe thông thường sẽ là 1 lần/tuần. Tuy nhiên, thời gian có thể thay đổi. Còn tùy thuộc vào quãng đường hay những loại địa hình mà bạn đi qua.

Lưu ý: bạn nên làm sạch hết những góc khuất của xe. Ví dụ như mặt trong bộ chuyển động. Hoặc dây sên, nhất là khi vừa mới đi trơi mưa xong. Vì nếu dây bị dính đất, bẩn sẽ gây ra tình trạng mắc kẹt. Tệ hơn nữa là rỉ sét. Và đây chính là nguyên nhân dẫn đến tiếng rít khó chịu trong suốt quá trình bạn đạp xe.

Rửa xe kỹ sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ xe. Cũng như giữ cho các linh kiện, bộ phận của xe luôn mới. Bạn có thể tự rửa tại nhà hoặc chỉ cần tốn vài chục nghìn. Đem xe đến các dịch vụ bảo dưỡng xe đạp để rửa xe. Vừa tiện lợi, vừa rẻ tiền, mà lại rửa xe sạch se hơn vì họ có dụng cụ chuyên dụng.

Bảo dưỡng xe đạp bằng cách rửa xe sạch sẽ thường xuyên
Bảo dưỡng xe đạp bằng cách rửa xe sạch sẽ thường xuyên sau mỗi lần đi xa, đi mưa

1.2 Giữ khô

Sau khi rửa sạch xe. Tiếp đó bạn nên làm khô xe đạp. Cuối cùng là thêm dầu bôi trơn vào xích trước và bánh răng. Khi bạn lau bằng vải.

Bạn nên đảm bảo giữ xe khô ráo sau khi di chuyển dưới trời mưa. Lý do vì nước kẹt trong bộ truyền động và chuỗi của xe. Sẽ khiến sự rỉ sét nhanh hơn.

Bộ truyền động hư thì có thể thay thế. Tuy nhiên, một chuỗi hỏng lại là một sự bất tiện lớn. Vì thế việc lau khô xe là điều không thể bỏ qua sau khi đi mưa. Để bảo dưỡng xe đạp tốt nhất

1.3 Kiểm tra dàn phanh – cách bảo dưỡng xe đạp hiệu quả

Phanh xe là bộ phận hết sức quan trọng khi bạn di chuyển trên đường. Nhằm đảm bảo việc an toàn khi đi xe đạp. Bạn nên kiểm tra phanh xe thường xuyên. Bạn nên kiểm tra bố thắng một cách kỹ lưỡng. Vì nếu bố thắng quá mòn. Sẽ dẫn đến nguy cơ phần kim loại sẽ ma sát với vành bánh xe khi bạn hãm phanh. Nhẹ thì xe sẽ phát là tiếng kêu rin rít khó chịu. Còn nếu nặng thì bánh xe của bạn sẽ bị hỏng.

Nhất là khi sử dụng phanh đĩa thì bạn cần phải kiểm tra thật kĩ. Để bảo dưỡng xe đạp hiệu quả. Bạn phải kiểm tra xem phanh của xe có bị sát quá không. Khoảng cách lý tưởng của má phanh là nên cách đĩa 2mm.

Kiểm tra dàn phanh thường xuyên để đảm bảo an toàn
Kiểm tra dàn phanh thường xuyên để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông

1.4 Kiểm tra dây cáp

Bạn nên kiểm tra dây thắng và đề thường xuyên. Dây cáp sẽ bị mòn sau trong thời gian nhất định khi bạn sử dụng. Tuy nhiên bạn lại khó nhìn thấy vì dây thắng thường ẩn bên dưới lớp vỏ cáp. Nên nếu bạn không kiểm tra, dây cáp có thể đột nhiên bị đứt vì đã quá mòn. Nhất là trong mùa mua.

Cách kiểm tra khá dễ dàng chỉ cần bạn tháo cáp ra khỏi lớp vỏ. Sau đó kiểm tra kỹ xem cáp có bị sờn hoặc ăn mòn hay không. Tiếp đó, bạn nên sử dụng chất bôi trơn hoặc dầu mỡ. Để bôi vào dây cáp trước khi lắp dây vào vỏ cáp. Cuối cùng, hãy kiểm tra xem phần vỏ cáp xoắn lại hay bị tách ra không. Lý do vì đây cũng chính là nguyên nhân làm hao mòn cáp bên trong.

Bạn nên kiểm tra dây thắng và đề thường xuyên
Bạn nên kiểm tra dây thắng và đề thường xuyên để đảm bảo xe được hoạt động tốt nhất

1.5 Hãy kiểm tra xe nếu xe có tiếng kêu lạ – cách bảo dưỡng xe đạp hiệu quả

Nhiều người thường hay bỏ qua tiếng kêu từ xe. Đồng thời cố gắng chạy xe tiếp. Đây là việc làm hoàn toàn không nên. Vì khi xe có tiếng kêu nghĩa lạ nghĩa là xe đang có vấn đề bên trong.

Khi xe có tiếng kêu rắc hoặc rít lên khó chịu. Thì bạn nên kiểm tra phần phần đầu cổ xe đạp hoặc giò đĩa (Crankset). Các bộ phận của xe đạp thường hay có mô-men xoắn hoặc áp suất. Các bộ phận này thường sẽ rất lỏng lẻo khi bạn sử dụng qua một thời gian.

Hơn nữa là, các bộ phận có thể hư hỏng khá nặng. Nếu như chúng ta không kiểm tra thường xuyên. Và giải quyết triệt để.

Thông thường những tiếng kêu khó chịu hay bắt đầu từ pô tăng và ghi đông. Hoặc vòng kẹp gióng đứng ở giàn đầu. Hay cũng có thể là pedals hoặc giò đĩa. Cách giải quyết là bạn nên tháo rời các bộ phận đó ra. Sau đó tiến hành vệ sinh thật sạch. Cuối cùng là tra dầu kỹ lưỡng trước khi gắn vào lại.

Còn nếu như bạn vẫn còn nghe âm thanh khó chịu từ xe phát ra. Thì lời khuyên của Minh Hải là bạn nên đem xe đến cửa hàng gần nhất. Hoặc chính từ cửa hàng bạn mua (nếu có thể) để bảo dưỡng xe đạp tốt nhất.

1.6 Kiểm tra lốp xe

Sau những chuyến đi xa. Nếu có thể bạn hãy thử nạy lốp xe ra. Sau đó tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng những vết cắt hay các vật lạ trong rãnh xe. Vì rất có thể trong khi bạn đạp xe. Có các mảnh đá hoặc thuỷ tinh nhuyễn đã cắm vào hay lọt vào lốp xe. Việc kiểm tra sẽ giúp bạn loại bỏ những vật sắt nhọn có thể gây thủng bánh xe.

Đây là cách nhanh chóng và dễ dàng để bảo dưỡng xe. Song song đó, hãy đảm bảo rằng xe của bạn đã được bơm đến áp suất xe tốt nhất (90-100 psi).

Vì nếu bơm xe quá căng thì rất dễ bị thủng bánh. Hơn thế nữa còn bị giảm lực kéo. Đồng thời sẽ khiến bạn đạp không thoải mái. Tuy nhiên nếu quá mềm, xe của bạn sẽ ma sát nhiều hơn với mặt đường. Và khiến bạn đạp xe nặng nề hơn lúc bánh căng vừa đủ.

Kiểm tra lốp xe thường xuyên để bảo dưỡng xe được tốt nhấ
Kiểm tra lốp xe thường xuyên để bảo dưỡng xe được tốt nhất

1.7 Kiểm tra vành bánh xe

Ngoài việc kiểm tra lốp xe. Thì bạn kiểm tra vành bánh xe là không thể bỏ qua. Đầu tiên, bạn hãy kiểm tra căm xe bằng cách bóp cả hai căm vào nhau một cách nhẹ nhàng. Để xem chúng có lỏng hay không, Và nếu có hãy siết vành bánh xe lại.

Ngoài ra, nếu vành lốp xe quá mỏng thì có thể dẫn đến cong hoặc mẻ vành bánh xe. Trong trường hợp này, bạn có thể cân nhắc với thợ sửa xe thay vành xe cho bạn. Trường hợp bạn thấy bánh xe bị lắc, rung. Thì bạn nên đi kiểm tra ngay. Đồng thời siết chặt phần ốc tròn tại trục bánh xe.

Kiểm tra vành bánh xe thường xuyên
Kiểm tra vành bánh xe thường xuyên để bảo dưỡng xe đạp tốt nhất

1.8 Kiểm tra yên và cốt yên – bảo dưỡng xe đạp hiệu quả

Bạn nên kiểm tra chiều cao của yên có phù hợp với chiều cao hiện tại của bạn hay không. Nếu mọi thứ đã ok, thì bạn chỉ cần kiểm tra độ chắc chắn của yên xe, sau đó xiết chặc ốc lại.

Tiếp đó, bạn kiểm tra cốt yên xe. Cốt yên nếu như bạn chạy lâu ngày. Sẽ dẫn đến cốt yên phát ra tiếng kêu. Lý do vì chúng ta thường chỉ vệ sinh những nơi không phải tháo lắp. Và thường sẽ bỏ qua cốt yên.

Để kiểm tra, đầu tiên bạn nên chỉnh lực để tháo cốt yên và vòng kẹp ra khỏi gióng đứng. Tiếp sau đó, bạn vệ sinh xe. Đồng thời tra dầu chuyên dụng kỹ lưỡng. Trong trường hợp xe bị nặng hơn bạn nên mua phụ tùng bên ngoài. Hoặc đem xe ra tiệm xe để dịch vụ bảo dưỡng xe đạp thay phần hư hỏng.

Kiểm tra cốt yên xe thường xuyên để bảo dưỡng xe đạp tốt nhất
Kiểm tra cốt yên xe thường xuyên để bảo dưỡng xe đạp tốt nhất
Kiểm tra yên xe thường xuyên để bảo dưỡng xe đạp tốt nhất
Kiểm tra yên xe thường xuyên để bảo dưỡng xe đạp tốt nhất

1.9 Dựng xe thẳng đứng

Khi không sử dụng xe, bạn nên cố tìm cách giữ tay lái xe đạp. Sao cho song song với sàn. Thường thì mọi người sẽ dựa xe đạp vào tường hoặc một vị trí nào đó. Để tránh gây ra việc đổ xe. Tuy nhiên, điều này sẽ có thể gây ra lệch tâm cho xe đạp của bạn.

1.10 Bảo dưỡng xe đạp ở những shop xe uy tín

1.10.1 Tại sao nên bảo dưỡng xe?

Thông thường bạn nên đem xe đi bảo dưỡng xe đạp 6 tháng một lần. Dù cho bạn có đi ít hay đi xe đạp nhiều thì cũng nên đem đi bảo dưỡng xe định kỳ. Vì việc phát hiện và kịp thời sửa chữa xe. Là rất tốt cho xe của bạn, làm cho xe có tuổi thọ cao hơn. Đồng thời tránh được những hư hỏng nặng của xe sau này.

1.10.2 Nên bảo dưỡng xe đạp ở đâu?

Xe đạp Minh Hải Vũng Tàu tự hào là nơi cung cấp dịch vụ bảo dưỡng xe đạp, sửa chữa, bảo dưỡng xe tốt. Được nhiều khách hàng tín nhiệm. Chính vì lẽ đó việc gửi gắm “chiến mã” của bạn cho Xe Đạp Minh Hải chính là lựa chọn đúng đắn. Với kỹ năng bảo dưỡng chuyên nghiệp và thái độ phục vụ nhiệt tình. Chúng tôi tin chắc sẽ làm hài lòng đại đa số khách hàng đến bảo dưỡng xe.

Kết bài

Trên đây là những thông tin về việc bảo dưỡng xe đạp. Minh Hải mong rằng sẽ đóng góp thông tin hữu ích nhiều hơn cho các bạn. Hẹn gặp lại bạn tại bài chia sẻ sau nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *