Xe đạp gấp

Hiển thị tất cả 10 kết quả

show blocks helper

Xe đạp gấp

Xe đạp gấp MH59

3.900.000

Xe đạp gấp

Xe đạp gấp MH60

3.100.000

Xe đạp gấp

Xe đạp gấp MH61

3.500.000

Xe đạp gấp

Xe đạp gấp MH62

3.700.000

Xe đạp gấp

Xe đạp gấp MH63

3.600.000

Xe đạp gấp

Xe Đạp Gấp MHG02

3.700.000

Xe đạp gấp

Xe Đạp Gấp MHG04

3.500.000
4.300.000

Một chiếc xe đạp truyền thống có thể đi bất cứ đâu bạn muốn, nhưng nó có kích thước quá lớn, gây bất tiện khi mang theo, khi cất giữ. Và sự ra đời của xe đạp gấp đã giải quyết rắc rối đó cho bạn. Vậy xe gấp là gì? Có ưu nhược điểm gì? Mua xe đạp gấp gọn người lớn Nhật bãi thì nên mua ở đâu? Tất tần tật từ A đến Z những gì liên quan đến xe đạp gấp sẽ được giải đáp cụ thể qua bài viết này! Cùng tìm hiểu nhé!

1. Xe đạp gấp là gì? 

Đạp gập Nhật bãi chính là iem

Mời cô mời bác lại gần xem

Thân em thon thả, cao mét sáu

Nhún lên nhún xuống, đến là êm

Nguồn: xe đạp Nhật bãi Minh Hải

Xe gấp là dòng xe đạp được thiết kế để gấp lại thành hình dạng nhỏ hơn, để dễ dàng di chuyển, vận chuyển. Hoặc cất giữ trong không gian chật hẹp như thùng xe, xe buýt, cầu thang,…

2. Lịch sử ra đời của xe gấp 

2.1 Xe đạp gấp ra đời khi nào?

Việc sử dụng xe gấp bắt đầu từ những năm 1890, khi các đơn vị quân đội châu Âu quan tâm đến việc tạo ra xe gấp cho bộ binh. Năm 1900, một người tên là Mikael Pederson đã phát triển chiếc xe đạp “Pedersen” của riêng mình cho Quân đội Anh. 

2.2 Xe đạp gấp khi ra đời nặng bao nhiêu?

Chiếc xe này nặng 15 pound, có kích thước bánh xe 24 inch. Và được gắn súng trường để sử dụng trong các cuộc chiến tranh nhỏ thời đó. 

Trong Thế chiến II, Văn phòng Chiến tranh Anh đã kêu gọi tạo ra một chiếc xe gấp. Và yêu cầu của chiếc xe này là phải đủ mạnh để hỗ trợ tiếp đất khi được thả ra từ một chiếc dù trên không.

Birmingham Arms Small Arms Company đã phát hành một chiếc xe gấp nhỏ. Chiếc xe có trọng lượng lên tới 32 pound. Và có thể lái bằng tàu lượn và người nhảy dù. Xe đạp được chế tạo sao cho tay lái và yên xe chạm đất đầu tiên khi người nhảy dù chạm đất, nhằm giảm độ lệch của bánh xe.

2.3 Xe gấp hiện đại ra đời vào năm nào?

Xe đạp gấp sau đó được sử dụng trong hầu hết thời gian của chiến tranh. Sau chiến tranh, những chiếc xe gấp đã bị lãng quên trong nhiều năm. Những năm 1970 là thời đại mà xe gấp được phát triển một cách nghiêm túc. Nhưng phải đến đầu những năm 1980, những chiếc xe gấp nhỏ gọn, hiện đại mới ra đời.

3. Ưu và nhược điểm của xe gấp

3.1 Ưu điểm của xe gấp

3.1.1 Tiết kiệm chi phí mua xe cho trẻ

Lý do cho việc này vì xe gấp có thể điều chỉnh linh hoạt theo chiều cao của người sử dụng. Xe gấp phù hợp với người có chiều cao từ 1m3 đến 1m8. 

Đối với xe đạp gấp, tay lái và yên xe có thể điều chỉnh để phù hợp với cả người lớn và trẻ em. Nếu bạn đang tìm mua xe đạp trẻ em cho lứa tuổi từ 7-15 tuổi, bạn nên cân nhắc mua một chiếc xe gấp lúc trẻ vừa đủ 1m3; thay vì mua một chiếc xe đạp mới cứ sau 2-3 năm. Và theo cách này, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều tiền bằng cách đầu tư vào một chiếc xe gấp tốt ngay từ lúc ban đầu.

3.1.2 Tốt cho sức khỏe của bạn 

Đạp xe là một trong những bài tập tốt nhất cho mỗi người chúng ta. 

Thường xuyên sử dụng xe đạp sẽ giúp bạn luôn khỏe mạnh và có một vóc dáng hoàn hảo. Mà không còn lo sợ thừa cân hay béo bụng.

3.1.3 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường 

Ô tô là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính ở các thành phố lớn. Theo nhiều nghiên cứu thì trung bình một chiếc ô tô trong quá trình hoạt động sẽ thải ra môi trường vào khoảng ít nhất 7 kg chất gây ô nhiễm. Hơn nữa, sự gia tăng số lượng phương tiện lưu thông trên thế giới cũng góp phần lớn vào việc ô nhiễm không khí. Sử dụng xe đạp gấp để đi lại có thể giảm thiểu điều này rất nhiều.

3.1.4 Thuận tiện cho việc di chuyển và đi lại

Thật dễ dàng khi bạn đi du lịch và khi bạn mang nó về nhà. Vì nó có thể được gấp lại nhỏ gọn hơn để vừa với kích cỡ xe hơi, xe du lịch…

3.2 Nhược điểm của xe gấp

3.2.1 Các nhược điểm thường thấy của xe gấp

Xe đạp gấp có nhiều ưu điểm nhưng sẽ không phải là hoàn hảo. Vì nó cũng có các nhược điểm là:

  • Thứ nhất, xe gấp không thích hợp để đi trên những con đường gập ghềnh hoặc quá nhiều chướng ngại vật. Lý do vì bánh xe nhỏ thường có kích thước 16 hoặc 20 inch nên rất khó để vượt qua chướng ngại vật.
  • Thứ hai, do bánh xe nhỏ nên khoảng cách từ baga bánh sau đến gác chân bánh sau tương đối ngắn, không thích hợp lắm khi chở người.
  • Cuối cùng là xe gấp thường đắt hơn so với các loại xe đạp thông thường. Lý do chính là vì xe có thiết kế phức tạp đã làm gia tăng giá trị thị trường của chúng.

3.2.2 Có thể khắc phục được những nhược điểm là như thế nào?

3.2.2.1 Khắc phục được nhược điểm xe khó di chuyển trên những con đường gập ghềnh

Để khắc phục được điều này thì hiện nay xe gấp đã được thiết kế để giúp bạn di chuyển thoải mái hơn. 

Nó cũng được trang bị thêm nhiều phụ kiện. Với khung xe được thiết kế để có độ bền và thoải mái hơn. 

Với sự cải tiến liên tục của nhà sản xuất, chất lượng xe sẽ sớm được cải thiện và nâng cao trải nghiệm người dùng.

3.2.2.2 Khắc phục nhược điểm chở vật nặng của xe

Hiện nay có một số dòng xe đạp gấp có khả năng chịu tải tốt. 

Tuy nhiên, để đảm bảo được chất lượng, và kéo dài tuổi thọ của xe, bạn chỉ nên chở theo những vật dụng có cân nặng dưới 20 kg.

3.2.2.3 Khắc phục nhược điểm giá xe đắt

Những chiếc xe đạp này cũng không đắt lắm so với những chiếc xe đạp truyền thống. 

Vì giá thành càng cao thì chất lượng càng cao. 

Ngoài ra, nếu bạn muốn tiết kiệm tiền, mà vẫn đảm bảo chất lượng xe thì hãy ưu tiên mua các dòng xe đạp Nhật bãi gấp gọn cho người lớn. 

Lý do vì những dòng xe đạp gấp gọn cho người lớn này chủ yếu được nhập khẩu từ Nhật Bản. Mà Nhật Bản thì luôn nổi tiếng với việc làm ra những sản phẩm cực kỳ tinh tế; chất lượng cao và sử dụng được bền lâu. 

Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ “ngon, bổ, rẻ” của xe đạp Nhật bãi gấp gọn cho người lớn.

4. Xe gấp thường được dùng cho đối tượng nào? Và dùng để làm gì?

4.1 Đi làm

Nhiều người sử dụng xe gấp làm phương tiện di chuyển hàng ngày, song song với các phương tiện công cộng trên đường đi làm.

Xe gấp rất hữu ích cho những người đi làm để dễ dàng di chuyển giữa các địa điểm công cộng và nơi làm việc. 

Một chiếc xe dạp gấp có kích thước bằng một chiếc vali. 

Người đi làm có thể đem theo xe đạp từ nhà của mình đến các phương tiện công cộng. Sau đó gấp xe đạp của lại. Rồi đặt chúng trên xe buýt hoặc xe điện. Cuối cùng khi đến nơi thì lắp ráp chúng lại để tiếp tục đi.

Nhờ đó, họ có thể đi bất cứ nơi nào họ muốn cho đến khi họ phải quay lại hoặc đi đến địa điểm tiếp theo.

4.2 Cho trẻ em đi học

Xe gấp có thân hình nhỏ gọn. Chính vì thế, xe đạp gấp thường hay được bố mẹ mua cho con cái của mình sử dụng, chủ yếu là các bé học cấp 1 và cấp 2. Tuy nhiên, những em học sinh học cấp 3 hoặc đại học vẫn có thể sử dụng được xe gấp.

Lý do vì xe gấp có thể dễ dàng thay đổi và điều chỉnh được kích thước phù hợp cho người sử dụng từ 1m3 đến 1m8. 

4.3 Xe gấp giải trí

Nhiều người mua và sở hữu xe gấp chủ yếu với mục đích sưu tầm xe để giải trí. Và thú vui này cũng đã trở nên ngày càng phổ biến. Vì xe gấp khá nhỏ gọn, không chiếm nhiều diện tích, nên rất thích hợp cho việc sưu tầm và cất giữ.

5. Cấu trúc xe gấp

Xe gấp cũng giống như xe đạp thông thường. Sự khác biệt lớn nhất có lẽ là về chức năng và thành phần cốt lõi. Cụ thể là:

5.1 Vật liệu khung

Khung là cơ sở để lắp ráp các bộ phận khác. Bản thân chất liệu khung cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự thoải mái và trọng lượng khi đi xe. Hiện tại có một số chất liệu phổ biến để làm xe đạp gấp như:

5.1.1 Thép

Vật liệu khung phổ biến nhất, thép có trọng lượng nặng. Nhưng mang lại sức mạnh, sự chắc chắn cho xe và khả năng hấp thụ sốc tốt.

5.1.2 Nhôm

Đây là chất liệu khung phổ biến cho các loại xe gấp tầm trung và cao cấp. Khung xe đạp bằng nhôm tương đối rẻ, nhưng mang lại khả năng điều khiển và cơ động tốt.

5.1.3 Sợi carbon

Sợi carbon thường được sử dụng cho xe đạp leo núi và xe đạp đường trường cao cấp. Giờ đây sợi carbon đang tiến vào thế giới xe đạp gấp. Đây là vật liệu khung nhẹ nhất và có khả năng hấp thụ sốc cực tốt.

5.1.4 Titanium

Titanium chỉ được sử dụng trong các loại xe gấp đắt tiền. Nó rất nhẹ, mạnh và có khả năng hấp thụ sốc tốt nhất.

5.2 Phanh xe đạp

Xe đạp gấp cũng có nhiều loại phanh khác nhau. Hầu hết trên các dòng xe gấp bạn sẽ thấy rằng cả bánh trước và bánh sau đều có phanh.

Xe gấp rẻ tiền thường có phanh chữ U. Hoặc phanh tuyến tính gắn vào bánh xe đẩy các vành ở mỗi bên để dừng lại trên má phanh.

Phanh đĩa được lắp trên các dòng xe cao cấp. Chúng được gắn vào trung tâm của mỗi bánh xe, nơi thiết bị phanh dừng khi sử dụng đĩa. Phanh đĩa tiết kiệm không gian bằng cách giữ bộ phanh bên trong bánh xe, nhưng chúng có thể nặng hơn phanh khẩn cấp chữ U khá nhiều. 

5.3 Yên xe đạp

Yên xe gấp được ưa chuộng vì thoải mái hơn, êm ái hơn. Và phù hợp cho những chặng đường dài mà không gây mỏi.

5.4 Bánh xe đạp

Như đã đề cập trước đó, kích thước bánh xe phổ biến cho xe đạp gấp là 20 inch. Chúng thường được làm bằng hợp kim và có nhiều nan gia cường để ngăn bánh xe lăn đi quá nhanh.

5.5 Lốp xe đạp

Lốp xe gấp có thể thay đổi một chút tùy theo mẫu và chủng loại. Nhưng hầu hết đều có thiết kế khá to, bề mặt nhẵn và hoàn hảo để đi trên vỉa hè. 

Thiết kế xe gấp giảm thiểu tất cả các vấn đề về việc cất giữ và vận chuyển. Và mang đến một sự linh hoạt mới cho người đạp xe.

6. Các câu hỏi xoay quanh xe đạp gấp

6.1 Xe gấp nặng bao nhiêu? 

Xe gấp thường có trọng lượng dưới 30 pound. Nhưng đôi khi những chiếc xe gấp đắt tiền được làm từ vật liệu tốt hơn chỉ nặng khoảng 20 pound.

Nhiều mẫu xe gấp sử dụng bánh xe nhỏ để giảm trọng lượng của xe.

6.2 Mua xe đạp gấp gọn Nhật bãi cho người lớn ở đâu?

Trong nhiều năm “lăn lộn” trong ngành để cải tiến và phát triển bản thân, Minh Hải đã và đang làm hài lòng nhiều khách hàng hơn với các dòng xe đạp thể thao; xe gấp; xe đạp Nhật bãi; xe đạp đường phố; xe đạp địa hình của mình…

Chúng tôi chuyên cung cấp xe Nhật bãi sỉ, lẻ cho các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Hồ Chí Minh…Và bán lẻ tại thành phố Vũng Tàu và các huyện lân cận.

Thông tin liên hệ Minh Hải:

🖥 Facebook fanpage channel: https://www.facebook.com/xedapNhatbaiMinhHai/

🔮 Youtube: Xe đạp Nhật bãi Minh Hải

♻️ Zalo/Whatsapp: 0377 033 724

📞 Phone: 0377 033 724 – 0947 356 257 – 0933 143 893

Địa chỉ: 317B Bình Giã, Phường 8, thành phố Vũng Tàu

If you are a foreigner, please contact us via hotline 0377.033.724 or send us email to xedapminhhaivungtau@gmail.com

7. Lời kết

Trên đây là tất tần tật nhưng thông tin từ A đến Á về dòng xe đạp Nhật bãi gấp gọn cho người lớn. Minh Hải tin rằng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng thể và bao quát hơn về xe đạp Nhật bãi nhé!