Ráp Xe Đạp Tại Nhà Và Cách Làm Hiệu Quả Nhất

Ráp Xe Đạp Tại Nhà Và Cách Làm Hiệu Quả Nhất

Trong mùa dịch phức tạp như hiện nay thì việc mua xe đạp để rèn luyện sức khỏe không còn xa lạ với quá nhiều người. Đặc biệt là các loại xe đạp thể thao. Tuy nhiên, khi mua xe về, bạn lại phân vân không biết cách lắp ráp xe đạp thể thao như thế nào là tốt nhất. Và cách ráp xe nào là đơn giản, dễ làm nhất? Vậy mời bạn cùng Minh Hải xem qua hướng dẫn lắp ráp xe đạp qua bài viết dưới đây nhé!

1. Chuẩn bị dụng cụ ráp xe đạp

Trước khi biết cách ráp xe đạp, bạn cần phải chuẩn bị một bộ dụng cụ; để quá trình lắp ráp được diễn ra hiệu quả hơn.

Trước khi biết cách ráp xe đạp, bạn cần phải chuẩn bị một bộ dụng cụ; để quá trình lắp ráp được diễn ra hiệu quả hơn.
Trước khi biết cách ráp xe đạp, bạn cần phải chuẩn bị một bộ dụng cụ; để quá trình lắp ráp được diễn ra hiệu quả hơn.

Bộ dụng cụ thường bao gồm:

  • Kéo hoặc kìm cắt
  • Bộ khóa lục giác
  • Bộ lục giác lực
  • Tua vít dẹp
  • Tua vít 4 chấu
  • Cờ lê
  • Bơm xe đạp

2. Hướng dẫn lắp ráp xe đạp thể thao chi tiết

Khi bạn đã có đủ bộ dụng cụ để lắp xe đạp; thì bạn có thể thực hiện lắp xe đạp theo các bước sau đây:

2.1 Bước 1: Bạn khui thùng xe đạp ra để lấy các bộ phận của xe đạp

Đầu tiên, bạn mở thùng ra để lấy những phụ kiện của xe đạp. Cụ thể là bàn đạp; những túi nhỏ phụ kiện; yên xe đạp và những giấy tờ cần thiết hướng dẫn sử dụng được đặt trong thùng ra trước.

Tiếp sau đó, bạn dùng kéo để cắt hết những dây rút trên xe; nhằm tách bánh xe trước; bánh xe sau và thân xe ra riêng.

Đầu tiên, bạn mở thùng ra để lấy những phụ kiện của xe đạp.
Đầu tiên, bạn mở thùng ra để lấy những phụ kiện của xe đạp.

Sau đó, bạn lột bỏ những lớp vỏ bảo vệ màu trắng; được quấn quanh khung xe và phần phuộc trước của xe để tiến hành lắp ráp xe đạp.

2.2 Bước 2: Bạn lắp bánh xe phía trước của xe vào thân xe

Bạn tiến hành lấy phần đĩa của phanh xe phía trước và gắn vào phần trục của bánh xe.

Bạn tiến hành lấy phần đĩa của phanh xe phía trước và gắn vào phần trục của bánh xe.
Bạn tiến hành lấy phần đĩa của phanh xe phía trước và gắn vào phần trục của bánh xe.

Sau đó, bạn tiếp tục gắn bánh trước của xe vào thân xe. Đồng thời, vặn các con ốc sao cho chắc chắn. 

Tiếp đó, bạn lắp phanh vào trục; kèm theo đó là căn chỉnh bánh xe sao cho hợp lý. Và cố gắng tránh tình trạng đĩa bị cọ xát vào má phanh khi ráp xe đạp.

2.3 Bước 3: Bạn tiến hành lắp tay lái và cổ xe

Bạn sử dụng lục giác để tiến hành nới lỏng các con ốc của cổ lái. Đồng thời thực hiện xoay cổ lái của xe về phía trước.

Song song đó, là siết nhẹ những con ốc lại khi ráp xe đạp.

Bạn sử dụng lục giác để tiến hành nới lỏng các con ốc của cổ lái. Đồng thời thực hiện xoay cổ lái của xe về phía trước.
Bạn sử dụng lục giác để tiến hành nới lỏng các con ốc của cổ lái. Đồng thời thực hiện xoay cổ lái của xe về phía trước.

Tiếp đó, bạn bắt đầu mở những con ốc ở mặt trước phần cổ lái ra. Đồng thời, canh cổ lái vào chính giữa, rồi đặt tay lái vào cổ lái; kèm theo đó là siết chặt những con ốc.

2.4 Bước 4: Bạn lắp yên xe vào cốt yên

Đầu tiên, bạn phải nới lỏng phần khoá của cốt yên ra. Tiếp đó, bạn sử dụng một ít mỡ để bôi trơn lên phần trong của thành ống. Song song đó, bạn đưa yên xe vào.

Đầu tiên, bạn phải nới lỏng phần khoá của cốt yên ra. Tiếp đó, bạn sử dụng một ít mỡ để bôi trơn lên phần trong của thành ống. Song song đó, bạn đưa yên xe vào.
Đầu tiên, bạn phải nới lỏng phần khoá của cốt yên ra. Tiếp đó, bạn sử dụng một ít mỡ để bôi trơn lên phần trong của thành ống. Song song đó, bạn đưa yên xe vào.

Sau khi đưa yên xe vào cốt yên; bạn phải căn chỉnh sao cho yên xe phù hợp với chiều cao của mình. Sau đó, bạn mới siết ốc thật chặt và phải khóa cốt yên lại. Tránh tình trạng ốc bị lỏng sẽ gây nguy hiểm cho người lái.

2.5 Bước 5: Cách lắp ráp xe đạp thể thao bằng căn chỉnh bộ đề và lắp bàn đạp vào xe

Bạn nên chú ý trên bàn đạp xe thường có chữ R và chữ L. R là viết tắt của chữ Right nghĩa là bàn đạp bên phải. Và L là chữ viết tắt của chữ Left nghĩa là bàn đạp bên trái.

Bạn nên chú ý trên bàn đạp xe thường có chữ R và chữ L để lắp cho đúng bên trái và phải
Bạn nên chú ý trên bàn đạp xe thường có chữ R và chữ L để lắp cho đúng bên trái và phải

Sau khi đã phân biệt được bàn đạp trái, phải. Thì bạn có thể dùng cờ lê để lắp bàn đạp vào phần nùi đĩa đối với phần bàn đạp bên phải. Đồng thời, vặn bàn đạp theo chiều kim đồng hồ. Còn đối với bàn đạp bên trái thì bạn làm ngược lại.

Để hoàn thành bước ráp xe đạp này; bạn cần phải căn chỉnh lại bộ đề chuyển số của xe; sao cho phần đĩa và líp được hoạt động một cách êm ái; mượt mà và hiệu quả.

2.6 Bước 6: Bạn lắp bánh xe sau

Bạn đặt bánh xe vào phần khung xe. Tiếp sau đó, bạn cần phải chú ý căn chỉnh sao cho độ căng của xích có thể phù hợp với líp sau của xe. 

Bạn đặt bánh xe vào phần khung xe để lắp ráp xe đạp thể thao
Bạn đặt bánh xe vào phần khung xe để lắp ráp xe đạp thể thao

Cuối cùng là bạn đặt phần phanh sau của xe vào trục. Đồng thời, căn chỉnh lại bánh xe sao cho hợp lý. Song song đó là kiểm tra rồi siết chặt những con ốc lại sao cho an toàn và chắc chắn.

2.7 Bước 7: Bơm bánh xe

Bạn dùng bơm bánh xe để bơm hơi đều cả bánh trước; bánh sau của xe. Cần lưu ý là nên đo được áp suất trong bánh xe. Tránh bơm quá căng sẽ làm bánh xe bị nổ; hoặc bơm không đủ hơi sẽ làm cho cho xe dễ bị cán đinh khi di chuyển trên đường.

2.8 Bước 8: Hướng dẫn lắp ráp xe đạp và những phụ kiện kèm theo của xe

Sau khi đã hoàn tất các bước cơ bản để ráp xe đạp thì bạn hãy tiến hành lắp đặt những phụ kiện đi kèm của xe cụ thể như đèn xe chuông xe phần giá đỗ bình nước ước, bộ chắn bùn xe đạp…

Sau khi đã hoàn tất các bước cơ bản để ráp xe đạp thì bạn hãy tiến hành lắp đặt những phụ kiện đi kèm của xe
Sau khi đã hoàn tất các bước cơ bản để ráp xe đạp thì bạn hãy tiến hành lắp đặt những phụ kiện đi kèm của xe

Các bộ phận này không những mang lại tính thẩm mỹ cho xe. Mà còn giúp bạn có được sự thuận tiện khi sử dụng xe. 

Ví dụ đèn xe giúp bạn có thể chiếu sáng xa khi di chuyển vào lúc trời tối. 

Chuông xe có thể giúp bạn báo động cho những phương tiện giao thông khác khi rẽ vào hẻm; hoặc sang đường.

Vè chắn bùn giúp bạn có thể giữ cho bánh xe sạch sẽ hơn; khi di chuyển trong địa hình thời tiết xấu, trời mưa.

2.9 Bước 9: Kiểm tra xe đạp và chạy thử xe

Sau khi đã lắp ráp xong toàn bộ xe đạp; thì bạn nên kiểm tra thử lại các bộ phận của xe xem đã chắc chắn chưa. Và tiến hành đạp xe thử một vòng khoảng 1 cây số để kiểm tra lại tình trạng của bánh xe; thân xe; yên xe; bộ đề và tất cả bộ phận đã được lắp đặt một cách chính xác và hiệu quả hay chưa. Và nếu cần thì bạn có thể căn chỉnh lại.

Chạy thử xe để cảm nhận và chỉnh sửa
Chạy thử xe để cảm nhận và chỉnh sửa

3. Một số lưu ý cần tránh khi ráp xe đạp

Khi lắp đặt xe đạp; bạn cần tránh một số lỗi như sau:

3.1 Lắp ngược bộ phuộc khi ráp xe đạp

Đây là lỗi cơ bản và rất dễ bị mắc phải. Vì điều này rất dễ xảy ra; khi phuộc bị lắp ngược thì xe đạp của bạn sẽ giảm đi khả năng hấp thụ rung xóc; và hoạt động không được hiệu quả. 

Hơn nữa, điều này còn dẫn đến việc tay lái của bạn không được vững vàng; và gây ra nhiều nguy hiểm khi di chuyển trên đường.

3.2 Lắp nghiêng yên xe khi ráp xe đạp

Khi yên xe bị lắp nghiêng sẽ làm cho chiếc xe của bạn trở nên mất thẩm mỹ.
Khi yên xe bị lắp nghiêng sẽ làm cho chiếc xe của bạn trở nên mất thẩm mỹ.

Khi yên xe bị lắp nghiêng sẽ làm cho chiếc xe của bạn trở nên mất thẩm mỹ.

Đồng thời người ngồi cũng cảm thấy khó chịu; và không được thoải mái khi điều khiển xe.

Hơn thế nữa, nếu di chuyển một thời gian dài thì yên xe sẽ trở nên dễ bị hư hỏng vì không có được độ cân bằng hợp lý.

3.3 Lắp ngược chiều ghi đông

Nếu bạn lắp ngược chiều ghi đông sẽ làm cho tay lái trở nên mất an toàn. Đồng thời, khiến cho cơ thể bạn bị ảnh hưởng về lâu dài; vì khi lái xe bạn phải cúi thấp người xuống và bị sai tư thế.

Chiều ghi đông sai làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn khi lái xe
Chiều ghi đông sai làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn khi lái xe

4. Những trường hợp bạn không nên lắp đặt xe tại nhà

  • Thiếu các dụng cụ ráp xe đạp
  • Không có kinh nghiệm và cũng không biết lắp xe
  • Mua quá nhiều các phụ kiện và bộ phận gắn vào xe
  • Cần độ xe

Nếu như gặp phải những trường hợp trên thì bạn cần đem xe ra tiệm; để các chuyên gia có thể lắp đặt xe cho bạn được tốt nhất.

5. Tại sao nên đem xe ra tiệm để ráp xe đạp?

Cách lắp ráp xe đạp thể thao nhanh nhất chính là mang ra tiệm xe đạp. Khi mua xe mới hoặc những lúc cần độ xe; bạn nên đem xe ra tiệm cho các chuyên gia lắp đặt vì:

  • Các cửa hàng xe đạp luôn có đầy đủ các dụng cụ để lắp đặt xe
  • Các chuyên gia cửa hàng lắp đặt xe có đầy đủ kinh nghiệm để lắp xe.
  • Giúp bạn tránh khỏi những lỗi sai không cần thiết khi lắp đặt xe; cũng như lắp xe được một cách tốt nhất.
  • Ngoài tiệm xe thường có bán thêm các phụ kiện; và đồ chơi xe giúp bạn có thể độ xe một cách đẹp nhất.

6. Nên đến cửa hàng nào để ráp xe đạp tại Vũng Tàu?

Tại Vũng Tàu, có rất nhiều điểm có thể lắp ráp xe đạp cho bạn.

Tuy nhiên, trong số đó Minh Hải tự hào được cộng đồng xe đạp ưa chuộng vì:

  • Chúng tôi tự hào vì có thể cung cấp nhiều đồ chơi xe độc, lạ
  • Lắp ráp xe đạp hiệu quả và tốt nhất để xe hoạt động được hiệu quả và êm ái.
  • Phục vụ tận tậm, nhiệt tình
  • Có hỗ trợ dịch vụ đến lắp đặt xe tại nhà
  • Ngoài việc lắp đặt và bán các phụ kiện xe độc lạ; Minh Hải còn tự hào khi bán các dòng xe đạp Nhật bãi với giá cực kỳ ưu đãi và phải chăng.

Mọi thông tin chi tiết về cửa hàng Minh Hải, bạn có thể liên hệ:

🖥 Facebook fanpage channel: https://www.facebook.com/xedapNhatbaiMinhHai/

🔮 Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCwiuZcNuJ-LxHH3h4e-4zGg

♻️ Zalo/Whatsapp: 0377 033 724

📞 Phone: 0377 033 724 – 0947 356 257 – 0933 143 893

☑ Địa chỉ: 317B Bình Giã, Phường 8, Vũng Tàu

7. Lời kết 

Trên đây là một số cách hướng dẫn lắp ráp xe đạp và cách lắp ráp xe đạp thể thao tại nhà; cũng như những điều cần tránh khi bạn lắp đặt xe.

Nếu như có gì thắc mắc hoặc không thể tự lắp đặt xe tại nhà; bạn có thể liên hệ ngay với Minh Hải theo thông tin bên trên; để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn được tốt nhất nhé hẹn gặp lại bạn ở những bài viết về xe đạp sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *